vẽ tranh tường, tranh phong thủy, tranh sơn dầu, vẽ tranh trường mầm non, dạy vẽ tranh, trang trí phòng ngủ, vẽ tranh phòng khách, tranh phòng trẻ em, tranh phòng khách, vẽ tranh các loại, chuyên vẽ tranh, tranh phong cảnh, tranh làng quê, ve tranh quat ,

vẽ tranh tường, tranh phong thủy, tranh sơn dầu, vẽ tranh trường mầm non, dạy vẽ tranh, trang trí phòng ngủ, vẽ tranh phòng khách, tranh phòng trẻ em, tranh phòng khách, vẽ tranh các loại, chuyên vẽ tranh, tranh phong cảnh, tranh làng quê, vẽ tranh quạt t

Hotline: 0908844807

Follow us:

Mẫu tranh

fANPAGE

Thống kê truy cập

  • Đang online: 3
  • Thống kê tuần:238
  • Thống kê tháng: 2156
  • Tổng truy cập: 569517

Trang chủ»Tin tức»SCANDAL Lan Tràn Thị Trường Tranh Nga

Chữ ký của Viktor Vasnetsov được đặt vào bản sao của bức "Quý cô ở Shallot" của họa sĩ Anh Jonh WilliamWaterhours, năm 1888. Bức tranh bán ở Moscow dưới một tên mới: "Công chúa Olga

Những kẻ giả mạo đã sửa đổi hàng trăm tác phẩm của những họa sĩ Châu Âu bậc thường bằng cách ký tên những danh họa Nga vào đó để bán với giá đắt gấp nhiều lần

Vụ việc đầu tiên bị phát hiện trong buổi trưng bày 1 bức tranh của họa sĩ phong cảnh nổi tiếng Nga Ivan Shishkin (1832-98) tại nhà Sotheby – London tháng 5-2004. Ở Nga, vào mùa xuân, nó đã được định giá là 1,28 triệu USD và được mô tả như một tác phẩm quan trọng và quý hiếm được hoàn tất trong thời gian Shishkin tạm trú ở Thụy Sĩ. Thật đáng tiếc, bức tranh này không phải là của Shishkin hay bất cứ một họa sĩ Nga nào. Cách đó 1 năm tại nhà đấu giá Bukowskis ở Stockholm, nó chỉ được trả 56.000 USD và được công nhận là tác phẩm của họa sĩ Hà Lan Marinus Koekoek ở thế kỷ 19. Tiếp theo, bức tranh được chuyển qua Moscow và bị sửa đổi: bốn hình người và 1 con cừu biến mất, và chữ ký của Shishkin được cho vào. Sau đó bức tranh lại được đưa đến Tretyakov Gallery ở Moscow để thẩm định, và lại được bán và chuyển tới một người khác. Kẻ này lại rao bán bức tranh tại nhà Sotheby. Tuy nhiên, bức tranh đã bị cất đi trước ngày đấu giá. Việc này đã gây ngạc nhiên cho cả người mua lẫn bán và cả những nhà sưu tập, nhưng họ vẫn chưa đoán được quy mô của sự dối trá này cho đến khi 2 chủ gallery bị bắt do bán tranh giả vào tháng 10. Cùng thời điểm, nhà sử học nghệ thuật Moscow Vladimir Petrov cũng đã phát giác ra sự nghiêm trọng của vấn đề. Trước buổi đấu giá của nhà Sotheby, ông cảm thấy nghi ngờ vì những bức tranh phương Tây được bán với tư cách là những tác phẩm của Nga. Khoảng hơn 100 tác phẩm như vậy của các họa sĩ hiện thực từ Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Áo, Anh và Hà Lan, được bán với giá khoảng vài ngàn cho tới 50.000 hay 60.000 dollars, và sau khi được “Nga hoá”, trị giá của chúng có thể tăng lên 100.000 dollar, thậm chí có trường hợp hơn 1 triệu dollars

Bức tranh vẽ cây năm 1879 của họa sĩ người Áo Georg Geyer xuất hiện ở Moscow như một tác phẩm của anh họa Nga Ivan Shishkin     

Georg Geyer
Bức tranh vẽ cây năm 1879 của họa sĩ người Áo Georg Geyer xuất hiện ở Moscow như một tác phẩm của anh họa Nga Ivan Shishkin

Tháng 10 vừa qua, Tatiana và Igor Preobrazhensky, chủ của gallery Russian Collection ở St.Petersburg đã bị các nhà chức trách Nga bắt tại Moscow, vì tội giả mạo và có thể bị tù 10 năm. Vài năm trước cả hai  được giới thiệu với một doanh nhân Moscow giàu có, thích sưu tập nghệ thuật Nga thế kỷ 19: Valery Uzzhin. Ông này đặc biệt rất thích những tác phẩm của Alexander Kiselev (1838-1911), họa sĩ phong cảnh thuộc nhóm Những người lang thang. Và để đáp ứng sở thích này, dường như Preobrazhenskys có rất nhiều tranh của họa sĩ mà ông yêu thích để bán và đã thu được khoảng 3 triệu dollars trong vòng 3 năm. Vài người bạn của Uzzhin nghi ngờ về tính xác thực của những bức tranh này nhưng ông ta lại được thuyết phục bởi Trung tâm phục hồi khoa học nghệ thuật Grabar-All Russian ở Moscow xác nhận chúng là những bản gốc.   
 

Vladimir Petrov
Nhà lịch sử nghệ thuật Moscow Vladimir Petrov, người phát hiện các bức tranh đã được Nga hóa

Một người bạn đã đưa hình ảnh của 2 bức tranh nhái trong bộ sưu tập của ông từ một catalogue của nhà đấu giá Bắc Âu. Và điều này đã làm cho ông ta ngạc nhiên bởi vì những bức tranh này là của những họa sĩ Châu Âu bậc thường – và trị giá đính kèm theo chúng thấp hơn nhiều so với giá ông trả. Thế là Uzzhin trình bộ sưu tập của ông cho những chuyên gia của Trung tâm tư vấn nghệ thuật Moscow. Kết quả, toàn bộ đều là giả mạo. Và Preobrazhensky bị bắt, cảnh sát lục soát dinh thự của trung tâm Grabar và điều tra chuyên viên Goryacheva, kẻ đã chứng nhận cho những bức tranh “Kiselevs” của Uzzhin.                    

Việc Preobrazhensky bị bắt đã gây xôn xao dư luận giới nghệ thuật Nga. Nhà kinh doanh nghệ thuật đương đại lừng danh Marat Guelman, cũng là một nhà tư vấn chính trị cho điện Kremlin, nói với tờ Art News rằng cuộc điều tra về việc kinh doanh của những bức tranh giả bắt đầu không phải chỉ vì những khám phá của ông Uzzhin về những trò lừa đảo mà là một trong những bức tranh đó đã được tặng cho tổng thống Vladimir Putin. Một người khách của ông ta đã nhận ra bức tranh đó và ông đã từng thấy với một các tên khác tại một buổi đấu giá ở Châu Âu. Theo như Guelman, khi mọi việc vỡ lở, Putin đã ra lệnh tìm cho ra những kẻ tội phạm này và trừng phạt chúng.     

Petrov, một nhà sử học nghệ thuật khả kính, khi nghiên cứu tại gallery Tretyakov, ông đã phát hiện một số tranh giả mạo. Ông khuyến cáo cho chủ nhân của những bức tranh đó rằng ông đã rút giấy chứng nhận và định công bố cho công chúng những thông tin này. Đột nhiên sau đó ông bắt đầu nhận được những cú điện thoại đe dọa. Cuối cùng ông đã đi báo cảnh sát khi một vài kẻ nặc danh khuyên ông giữ yên lặng nếu ông quý mạng sống của mình. Sự kiện này trùng hợp với kết quả điều tra Preobrazhensky. Giờ đây Petov luôn đi với 2 cận vệ khi di chuyển trong Moscow.   Những nỗ lực bắt Petrov im lặng không chỉ giới hạn ở những cuộc gọi “thân thiện” ấy. Khi ông biết rất nhiều về việc giả mạo, ông đã viết bài để phân tích, cùng rất nhiều minh họa của những bức tranh giả mạo. Bài này dự định đăng ở tạp chí Antiquarian review, nhưng cuối cùng nó bị rút ra không có một lời giải thích nào cả. Ông nghi ngờ về những bức tranh ông đã xác nhận và yêu cầu chủ của những bức tranh này đem chúng ra phân tích khoa học. Những kiểm tra được những bộ phận có chuyên môn của các bảo tàng Nga và bảo tàng phục chế thực hiện. Và họ đã công nhận những bức tranh này là thật. Petrov cho rằng “lỗi lầm của tôi là tin tưởng vào họ”.   http://vetranhtuongartsaigon.com/index.html      
 

phong cảnh - A.E.Keildrup Phong cảnh - A.E.Keildrup
Bức phong cảnh của họa sĩ Đan Mạch A.E.Keildrup Bức tranh của Ivan Shishkin với một vì thay đổi: thêm vào người đàn bà nông dân Nga điển hình và đứa trẻ đang đi ở giữa bức tranh

Ông đã có những khám phá về các bức tranh giả mạo năm vừa rồi. Đầu tiên, ông công nhận rằng 24 giấy xác nhận ông đã đưa ra đều là sai cả. Và khi làm việc với những catalogue đấu giá Châu Âu cộng với những nghiên cứu của mình, ông phát hiện ra khoảng 120 bức tranh được bán ra gần đây trên khắp Châu Âu, từ Vienna cho tới Stockholm, đã được biến hóa một cách thần kỳ thành những tác phẩm nghệ thuật của Nga “tôi tìm thấy sự trùng hợp khi ngồi trước máy tính và tìm kiếm trên Internet: một vài bức tranh vừa được gắn bằng tên thật trong 1 website đấu giá vừa có tên Nga giả trên website dấu giá khác”.    
 

Kustodiev
Chữ ký của họa sĩ Nga Boris Kustodiev (1878-1927) được đặt duyên dáng vào bức "Người đàn bà mặc áo Đầm xanh" của họa sĩ người Đức Ludwig Von Langenmantel, và đổi tên thành "Trước gương".

“Dĩ nhiên thị trường đã bị ô nhiễm trước khi những bức tranh Châu Âu bị vẽ lại“. Thí dụ, một bức tranh của Nicolai Svertchkov (1817-98) trong bảo tàng nghệ thuật Nga ở Kiev đã bị trộm mất trong chiến tranh thế giới thứ hai, cho đến nay vẫn chưa tìm thấy, nhưng gần đây đã thấy 3 bản sao trên thị trường. Một bức tranh của Ilya Repin ( 1844-1930) khắc họa một sĩ quan bị thương cũng có chiều hướng bị nhân ra làm nhiều bản. Nhưng việc chuyển đổi những tác phẩm của các họa sĩ từ Dusendorf và Đan Mạch thành những tác phẩm của các họa sĩ Nga gần đây đã trở thành hiện tượng, nhất là khi giá cả của thị trường tranh Nga đang tăng vọt.    

Một bản sao cũ của kiệt tác “Quý cô ở Shalott“ – một tác phẩm tinh tế và nổi tiếng của danh họa người Anh John William Waterhouse  năm 1888 – đã được bán ở Moscow với chữ ký của Viktor Vanetsov (1848-1924) với tên mới “Công chúa Olga“           

Khi Petrov kiểm tra một bức tranh có vẻ là của Alexander Makovsky (1869-1924) đã phát hiện ra rằng những kẻ giả mạo đã không chú ý tới chữ ký. Chúng đã ký “Makovsky” bằng sơn đỏ ở 1 góc mà quên xoá đi chữ “Muller” bằng sơn đen ở góc khác. Tuy nhiên một vài bức tranh đã sửa đổi đã dùng những phương pháp phức tạp hơn. Những kẻ giả mạo đã vẽ lại bất kỳ yếu tố nào nhìn không giống Nga cho lắm, bao gồm những hình ảnh: người, nhà, nhà thờ, hay cây cối. Một tác phẩm được Petrov chứng nhận sai là của Vasily Polenov (1844-1927) thì được ông phát hiện ra ở nhà đấu giá Dorotheum tại Vienna vào tháng 11-2001 với nhận dạng thực của nó: đó là tác phẩm của Max Wilhelm Roman, một họa  sĩ người Đức. Những việc giả mạo này không hề đơn giản tí nào. Đôi khi phải cần đến 1 con mắt và kiến thức rộng về lịch sử hội họa Nga để chọn 1 bức tranh giống hệt được vẽ bởi 1 họa  sĩ Châu Âu. Những kẻ giả mạo tìm trên bức tranh những chi tiết làm những tác phẩm của họa sĩ Nga và họ khai thác những chi tiết đó. Trường hợp một bức tranh của Alexei Savrasov (1830-97) danh họa  người Nga chuyên vẽ phong cảnh đã làm cho Petrov không khỏi kinh ngạc với những chi tiết điển hình như: những hàng cây ở hai bên một nhà thờ Orthodox ở sau, một vài con quạ ở đằng trước. Thực ra đó là một bức tranh của một họa sĩ người Đức. Căn nhà Đức ở chính giữa đã được thay thế bằng nhà thờ Orthodox và những con quạ. Và hình ảnh những con quạ này đã được mượn từ 1 phác thảo của Savrasov, chi tiết mà ít khi nào ông tái sử dụng. Một bức tranh của một họa sĩ người Đức Karl Le FeuBure mô tả căn nhà ngoại ô gần 1 đập nước ở nhà đấu giá Neumeister tại Munich. Nhưng khi nó xuất hiện ở Moscow vào năm 2004 như là một tác phẩm của Lev Kamenev (1833-86) thì căn nhà đã biến mất và cái đập nước thành cái ao. Một nhóm các cô gái nông dân Nga và 1 chiếc thuyền đã được thay vào, còn căn nhà thì được đổi bằng một đàn bò đang gặm cỏ.    

Một bức tranh của họa sĩ Đan Mạch Carl Carlsen được bán ở Copenhagen năm 2004 đã chuyển thành 1 tác phẩm Kyselev ở Moscow. Những hình người đã được bỏ đi và những đám mây thì mỏng hơn, và bề mặt của nước được bao phủ bởi những đám bèo, làm cho bức tranh trông càng giống phong cảnh sông nước điển hình của họa  sĩ người Nga hơn.    Một mẹo khác của những kẻ làm tranh giả là trích những chi tiết từ những bức tranh gốc trông có vẻ hao hao giống những họa sĩ Nga thực thụ. Một gallery tại hội chợ đồ cổ Moscow năm vừa rồi trưng bày 1 bức chân dung 1 người đàn bà được cho là do Vladimir Lebedev (1895-1942), một họa  sĩ tiên phong nổi tiếng. Bức chân dung đó nhìn chính xác giống những bức tranh của ông ta giữa những năm 1930. Petrov đã phát hiện ra bức tranh đó là của họa sĩ Đan Mạch Helge Helme và được bán bởi nhà Bruun Rasmussen. Bức tranh gốc phác họa một cô gái khỏa thân ở trên giường. Chỉ có khuôn mặt cô gái là mang phong cách của Vladimir Lebedev. Cách vẽ cơ thể và cách vẽ cái giường hoàn toàn khác nhau. Vì vậy những kẻ giả mạo đã mang cái đầu của cô ta sang một bức tranh khác và ký tên là Lebedev.    

Theo như Petrov, rất nhiều bức tranh được mua ở Châu Âu và mang tới Nga giả mạo, sau đó lại mang trở lại Phương Tây để bán đấu giá chính ở London và New York.    

Khuôn mặt một phụ nữ khỏa thân ngồi trên giường-Tác phẩm của họa sĩ Đan Mạch Helge Helme (hình trên, trong một catalogue đấu giá của Bruun Rasmussen) được trích ra và chuyển thành tác phẩm của họa sĩ tiên phong Nga Vladimir Lebedev

Tác phẩm “Carrying The Urn” được dán nhãn là của họa sĩ người Nga-BalanVasily Kotarbinsky (1849-1921) mô tả cảnh 2 người đàn bà và 1 đứa trẻ đang đi vào một lăng tẩm, thực chất là của họa sĩ người Đức Gustv Daniel Budkowski đã được Ellekide, 1 nhà đấu giá ở Copenhagen, bán vào năm 2003. Vào đầu năm 2004, nó lại được bán tại Moscow với chữ ký họa  sĩ hàn lâm Nga nổi tiếng Genrikh Semiradsky (1843-1902). Tuy nhiên nó chẳng thuyết phục được ai và do đó không thể bán được. Thế là những kẻ giả mạo lại thay bằng chữ ký của Kotarbinsky. Sau đó tại nhà Sotheby nó được bán với giá 165,000USD.  

Jo Vickery, giám đốc bộ phận nghệ thuật Nga của nhà Sotheby tại London nói rằng để ngăn chặn tình trạng giả mạo trong thị trường nhà Sotheby sử dụng 1 số phương tiện kiểm định, bao gồm việc so sánh phong cách kiểm tra nguồn gốc và những tác phẩm được liệt kê hay trưng bày. Khi cần thiết nhà Sotheby có thể kiểm tra bằng những thử nghiệm hoá học với chữ ký hoặc kiểm tra nó dưới tia cực tím hoặc kính hiển vi. Sự phân phát các catalogue của nhà Sotheby rộng rãi và phổ biến đóng vai trò quan trọng trong qua trình kiểm định, cho phép cộng đồng xem xét kỹ lưỡng trước khi được bán. Một khi 1 bức tranh được bán ra bởi nhà Sotheby mà sau này được chúng minh là giả, thì chính sách của nhà Sotheby là hoãn ngay lại việc mua bán và hoàn lại số tiền đó cho người mua.

Hai người cung cấp những bức tranh Phương tây đã tham gia buổi diễn thuyết của Petrov và hỏi ông nhiều câu hỏi về kỹ thuật vẽ tranh của nhiều họa sĩ Nga. Chỉ sau này Petrov mới hiểu lý do của sự tò mò này. Một kẻ khác lại gửi cho ông ta hàng loạt email từ châu âu, kèm theo những hình ảnh của những bức tranh và hỏi ông ta liệu chúng trông có giống tranh của các họa  sĩ Nga không. Dĩ nhiên là không và từ đó Petrov sớm nhận ra những câu hỏi kỳ lạ này và thôi không trả lời nữa. Chúng thậm chí muốn lợi dụng ông để tìm những bức tranh tương tự của Nga.      

Vào những năm 1990 Petrov đã viết gửi Bộ Văn hóa Nga  rằng “những bê bối của viện bảo tàng trong thị trường tranh không thể khoan nhượng” ông khuyến cáo rằng nó có thể dẫn tới tình trạng phạm sai lầm vì những mục đích vụ lợi, tham nhũng. Những chuyên gia nhận được những hợp đồng béo bở trong việc cấp giấy chứng nhận tính xác thực có thể trở thành “những kẻ đồng lõa của Mafia”.    

Petrov có một mối quan tâm khác bên cạnh tính trong sạch của thị trường Nga: “Những kẻ đang giả mạo tranh của Phương Tây là những kẻ cướp được văn minh hóa. Chúng không những làm ô nhiễm thị trường nghệ thuật Nga mà còn có khả năng gây tổn hại đến những nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Nga. Chúng đang phá hủy những di sản văn hoá Đan Mạch, Đức, Na Uy và những nước Châu Âu khác. Những bức tranh giá tuy rẻ nhưng chúng là kết quả sáng tạo của các họa sĩ đáng kính có tác phẩm trưng bày trong bảo tàng. Mặt khác những kẻ giả mạo hoàn toàn hiểu rằng lịch sử hội họa Bắc Âu thế kỷ 19 không được biết nhiều ở Nga và xem đó là điều thuận lợi”.       

Nhưng nhiệm vụ làm trong sạch thị trường Nga thì thật to lớn. Petrov tự hỏi nếu ông ta tìm ra hơn 120 bức tranh bị sửa đổi trong các catalogue đấu giá thì có bao nhiêu bức đã bán cho những khách hàng Nga bởi những nhà môi giới cá nhân trên khắp Châu Âu? Ông ta và các đồng nghiệp không biết được có bao nhiêu họa sĩ của trường phái Dussendorf lại trở thành những danh họa theo trường phái Moscow sau khi chết?